Page 59 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 59
- Kế hoạch kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn 3-5 năm gần nhất;
- Kế hoạch ATVSLĐ của đơn vị trong giai đoạn 3-5 năm gần nhất.
Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy chế quản lý nội bộ của
EVN về ATVSLĐ là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng hệ
thống quản lý rủi ro ATVSLĐ.
b. Thiết lập cấu trúc hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ
Cấu trúc hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ được thể hiện thông qua các
thành phần (chủ thể) tham gia và các quá trình được thực hiện, cùng chức
năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia trong các quá trình này.
Chính sách
• Lãnh đạo cao nhất trong hệ thống: Giám đốc.
Đánh giá • Chủ tịch Hội đồng quản lý rủi ro Công ty: Hoạch định
Phó Giám đốc phụ trách An toàn;
• Uỷ viên Thường trực: Trưởng phòng An
toàn;
• Uỷ viên: Các Trưởng phòng và tương đương;
• Uỷ viên Hội đồng, kiêm Tổ trưởng Tổ quản
lý rủi ro cấp đơn vị: Quản đốc và tương
đương;
Kiểm tra Thực hiện
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ của đơn vị
c. Về các quá trình trong hệ thống
Việc tiếp cận hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ dựa theo tiêu chuẩn
ISO 45001:2018 được hình thành trên khái niệm về PDCA: Hoạch định
(Plan)–Thực hiện (Do)–Kiểm tra (Check)–Hành động (Act).
- Hoạch định : xác định và đánh giá các rủi ro ATVSLĐ, cơ hội ATVSLĐ
và các rủi ro, cơ hội khác; thiết lập mục tiêu ATVSLĐ và các quá trình cần
thiết để mang lại kết quả phù hợp với chính sách ATVSLĐ của tổ chức;
59