Page 58 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 58

đơn vị, không những thế, giúp đơn vị tiếp cận kịp thời các tiêu chuẩn hiện
           đại mang tầm quốc tế trong lĩnh vực quản lý rủi ro ATVSLĐ, cũng như an
           toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
               Hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ nhằm đưa ra khung quản lý các rủi
           ro và cơ hội về ATVSLĐ. Mục đích và kết quả dự kiến của hệ thống quản lý
           rủi ro ATVSLĐ đó là ngăn ngừa thương tật, đau ốm liên quan tới công việc
           và cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nhờ việc áp dụng
           các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng
           phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy
           móc, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn
           hoạt động. Do đó, điều quan trọng đối với đơn vị khi xây dựng hệ thống
           này là loại bỏ được mối nguy và giảm thiểu các rủi ro ATVSLĐ bằng việc
           thực hiện các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa.
               Theo quy định tại Luật ATVSLĐ (Luật số 84/2015/QH13 năm 2015)
           và Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ Công Thương:
           Trách nhiệm của đơn vị phải xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro để
           nhận biết và đánh giá các mối nguy, sự cố có thể phát sinh trong quá
           trình sản xuất.
               Hệ thống quản lý rủi ro này quy định về công tác quản lý rủi ro cho tất
           cả các hoạt động sản xuất, truyền tải và kinh doanh điển hình và các công
           đoạn sản xuất kinh doanh khác.
               Để xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ đạt được mục đích
           đã đề ra, đồng thời đảm bảo tính kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tế,
           rất cần thiết phải dựa trên các căn cứ mang tính toàn diện, bám sát thực tế
           và được cập nhật thường xuyên. Dưới đây là những căn cứ quan trọng mà
           đơn vị cần dựa trên đó để xây dựng hệ thống quản này, đó là:
               - Các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ;
               - Các quy chế quản lý nội bộ của EVN về ATVSLĐ;
               - Điều kiện tự nhiên, xã hội;
               - Công nghệ sản xuất;
               - Trang bị kỹ thuật;
               - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp Công ty, cấp nhà máy/phân xưởng
           và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý về công tác ATVSLĐ;
               - Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một số năm gần đây;
               - Tình hình hoạt động đảm bảo ATVSLĐ của đơn vị trong một số
           năm gần đây;



           58
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63