Page 57 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 57
Theo phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ATVSLĐ của các đơn
vị, ở cấp phòng ban, Phòng AT phụ trách quản lý về ATVSLĐ là chủ yếu,
sự vào cuộc của các phòng ban chức năng khác để nâng cao trách nhiệm
về công tác ATVSLĐ cũng còn hạn chế; ở cấp nhà máy/phân xưởng có sự
quan tâm đúng mức, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ,
tuy nhiên, phương thức, cách thức còn chưa khoa học, chỉ đạo chưa thật
triệt để, phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị; sự phối hợp trong
công tác chỉ đạo còn hạn chế nên tính hiệu quả chưa thật sự cao… Chính
vì vậy, rất cần thiết là lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất phải
chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với hệ thống quản
lý ATVSLĐ.
Ngoài ra, cần có sự tham gia sâu rộng hơn của người lao động trong hệ
thống này, đặc biệt là trong công tác phát hiện, đánh giá và ngăn ngừa rủi
ro ATVSLĐ. Bởi trên thực tế, sự tham gia của người lao động vào công tác
này ở một số bộ phận còn hạn chế. Hiện tại, công tác kiểm tra, kiểm soát
ATVSLĐ nhằm phát hiện, đánh giá và ngăn ngừa rủi ro của đơn vị được
thực hiện qua 03 cấp (Cấp tổ, đội; cấp nhà máy/phân xưởng, chi nhánh;
cấp công ty), ngoài ra còn có cấp Tổng công ty và cấp Tập đoàn. Trong đó,
cấp thấp nhất là do tổ trưởng trực tiếp thực hiện–tổ trưởng tự đi kiểm tra
tình trạng điều kiện lao động ở các vị trí làm việc và áp dụng các biện pháp
kịp thời để khắc phục những vi phạm phát hiện. Như vậy, với cùng một
thời điểm, một mình tổ trưởng không thể kiểm tra, giám sát, cập nhật kịp
thời tình trạng điều kiện lao động tại tất cả các vị trí làm việc của người
lao động là điều hiển nhiên. Do đó, việc áp dụng các biện pháp kịp thời để
khắc phục những vi phạm, rủi ro ATVSLĐ… là rất khó thực hiện.
Vào ngày 12/03/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO chính thức
ban hành tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp. Đây là một trong các tiêu chuẩn được mong đợi nhất trên thế giới
và được thiết lập để cải thiện đáng kể mức độ an toàn nơi làm việc. Tiêu
chuẩn này, sẽ thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001, theo cách tiếp cận của
các hệ thống quản lý khác như ISO 14001 và ISO 9001 và nhấn mạnh về
sự cam kết của lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất của tổ chức và sự
tham gia của nhân viên vào hệ thống này. Với những một số những hạn
chế về công tác ATVSLĐ nêu trên và với điểm nổi trội của tiêu chuẩn ISO
45001:2018, việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro ATVSLĐ dựa trên tiêu
chuẩn này sẽ giúp khắc phục được những tồn tại trong thực tế hiện nay của
57