Page 74 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 74

động làm cho họ chú ý hơn đến vấn đề an toàn trong quá trình sản xuất,
           đồng thời gắn ý thức, trách nhiệm về vấn đề an toàn với lợi ích kinh tế của
           bản thân họ.
               - Xây dựng trách nhiệm góp ý về sự cố, nguy cơ mất an toàn trong sản
           xuất của mỗi cá nhân. Trong thực tế, đối với một số người lao động, việc
           góp ý với cấp trên còn gặp những rào cản nhất định. Những rào cản này
           khiến họ chần chừ, hoặc có thể không báo cáo những tình huống cần được
           xử lý và có thể là nguyên nhân gây mất an toàn. Những rào cản có thể là:
           không tự tin khi đứng trước lãnh đạo, không chắc chắn về tình huống
           mình phán đoán, cảm thấy mất thời gian khi báo cáo, suy nghĩ rằng đó
           không phải là trách nhiệm của mình hoặc chắc chắn đã có người khác báo
           cáo,…..Chính vì vậy, để khuyến khích người lao động báo cáo kịp thời về
           các sự cố và nguy cơ, đơn vị cần đa dạng hóa các hình thức góp ý, có thể
           góp ý trực tiếp hoặc qua điện thoại. Bên cạnh đó, đơn vị nên quy định việc
           báo cáo về sự cố và nguy cơ mất an toàn trong sản xuất là trách nhiệm,
           là nghĩa vụ của mỗi người lao động. Do vậy, cần có cơ chế xử phạt tương
           ứng nếu không báo cáo nguy cơ một cách kịp thời, chính xác hoặc khen
           thưởng thích đáng nếu các góp ý là kịp thời và có tác dụng trong việc hạn
           chế rủi ro.
               b. Đào tạo kỹ năng đảm bảo an toàn
               Để nâng cao nhận thức của người lao động về ATVSLĐ, rèn luyện về
           kỹ năng cho người lao động trong việc xử lý tình huống không thể không
           thực hiện giải pháp huấn luyện và đào tạo. Giải pháp này đảm bảo cho
           người lao động nhận thức rõ và có những kỹ năng cần thiết về ATVSLĐ.
           Đối với khối phục vụ–phụ trợ, công tác đào tạo cần chú ý các nội dung sau:
               - Tùy theo đặc điểm công việc của mỗi bộ phận, có thể có các lớp tập
           huấn khác nhau nhằm giúp cho người lao động nâng cao nhận thức về an
           toàn lao động, nâng cao kỹ năng trong việc xử lý các tình huống cụ thể có
           thể xảy ra trong quá trình lao động. Để làm được điều này cần có sự hợp
           tác chặt chẽ giữa các tổ chức đào tạo chuyên sâu, phòng an toàn của công
           ty và người lao động. Ngoài các tình huống đã có trong giáo trình tập huấn,
           cần khuyến khích người lao động đưa ra các tình huống giả định. Các tình
           huống này là cực kì quan trọng bởi được người lao động đúc rút trong quá
           trình làm việc gắn với thực tế, có xác suất xảy ra. Để người lao động dễ ghi
           nhớ và dễ vận dụng để xử lý khi cần thiết, các tình huống quan trọng cần
           được lập quy trình xử lý cụ thể với hình vẽ mô tả kèm theo .



           74
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79