Page 67 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 67

8. Đào tạo tăng cường văn hóa an toàn lao động
               Nhằm tăng cường VHAT lao động, điều quan trọng đối với các đơn vị
           là xây dựng được tính tự chủ, tự giác của người lao động ở tất cả các cấp,
           gắn an toàn với mọi hoạt động của đơn vị, trong mọi kế hoạch, giải pháp
           thực hiện và quá trình kiểm tra, đánh giá trong đơn vị.
               Dù ban lãnh đạo của đơn vị có những nhận thức sâu sắc về an toàn lao
           động đến đâu và quyết tâm xây dựng VHAT trong đơn vị như thế nào, các
           giá trị, niềm tin, nghi thức… tập hợp trong VHAT của đơn vị chỉ có thể
           được truyền bá tới người lao động ở các tổ, đội, trong phân xưởng, phòng,
           ban v.v… khi quá trình đào tạo về VHAT lao động được thống nhất, sáng
           tạo, tích cực.
               Đổi mới hoạt động đào tạo nhằm khuyến khích sự tích cực, chủ động
           của người lao động vào quá trình đảm bảo an toàn tại đơn vị là tất yếu
           khách quan, khi xã hội có xu hướng học tập trọn đời, ứng dụng công nghệ
           thông tin vào hoạt động giảng dạy, đời sống gắn với mạng xã hội v.v…
               Mục tiêu của đào tạo tăng cường VHAT lao động là cập nhật cho người
           lao động những kỹ năng, kiến thức và thái độ tích cực nhằm thực hiện các
           mục tiêu an toàn lao động của đơn vị.
               Cải tiến trong đào tạo VHAT lao động cần được tiếp cận theo các hướng:

               Cải tiến về phương pháp:
               Về mặt phương pháp, cách giảng dạy truyền thống (đại trà) có những
           ưu điểm như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công lao động, chi phí tổ chức
           lớp học. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế như thiếu
           sự thực hành, chia sẻ, tương tác, tiếp nhận thông tin một chiều, gây nhàm
           chán cho người nghe. Điều này làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức, hình
           thành kỹ năng và tạo thái độ đúng đắn, tích cực cho người lao động.
               Ngược lại, phương pháp giảng dạy hiện đại sử dụng nhiều tình huống
           thực tế, tương tác, khuyến khích người học chủ động tham gia vào quá
           trình học nhằm nắm vững và ghi nhớ kiến thức, áp dụng trong các phần
           thực hành để hình thành kỹ năng và được khuyến khích tích cực nhằm
           có thái độ đúng đắn, nhận thức được sâu sắc mối nguy hiểm khi làm việc,
           đảm bảo an toàn cho mình và cho đồng nghiệp. Hạn chế khi sử dụng
           phương pháp đào tạo tích cực là số lượng người học hạn chế (khoảng 25
           người), thời gian đào tạo tối thiểu là 1 ngày, áp lực cho người đứng lớp lớn
           do phải có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, trình



                                                                               67
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72