Page 47 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 47
Chương 2.
THỰC THI VĂN HÓA AN TOÀN EVN
I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN THỰC THI VĂN HÓA AN TOÀN EVN
Các nguyên tắc cơ bản thực thi văn hóa an toàn EVN sẽ định hướng
hành động cho mục tiêu đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh và
không ngừng được cải thiện cho người lao động; ngăn ngừa, giảm thiểu
tai nạn một cách bền vững hướng tới không có tai nạn lao động nặng/chết
người, không có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp; tham gia đảm bảo
an toàn cho khách hàng, đối tác, cộng đồng.
1. An toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động là ưu tiên hàng đầu
An toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động luôn là ưu tiên hàng
đầu được đặt trên các mục tiêu về sản xuất kinh doanh, được thể hiện rõ
ràng trong cam kết của tất cả các cấp Lãnh đạo, chính sách của tất cả các
đơn vị của EVN.
2. Chính sách và cam kết mạnh mẽ của Lãnh đạo về ATVSLĐ
Lãnh đạo tất cả các cấp đưa ra các chính sách, cam kết rõ ràng về AT-
VSLĐ và thực hiện thông qua lời nói và hành động. Những chính sách,
cam kết này phải được phổ biến tới toàn bộ người lao động, được đưa vào
chỉ tiêu chấm điểm hàng năm.
3. Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm rõ ràng
- Tổ chức bộ máy quản lý an toàn theo quy định của EVN và phân định
trách nhiệm rõ ràng; đảm bảo các cán bộ quản lý an toàn có chuyên môn,
nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn cũng như kinh nghiệm thực tế.
- Người sử dụng lao động, người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa
vụ về ATVSLĐ theo quy định pháp luật, EVN và đơn vị. Mọi người lao
động đều tin và nhận thức được rằng an toàn lao động là trách nhiệm của
mỗi người.
4. Luôn rà soát, hoàn thiện quy trình, quy định
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình
sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến công tác an toàn tạo hành lang pháp lý đầy đủ để tổ chức thực hiện.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Nội quy lao động, các Quy chế quản lý nội
bộ để hoàn thiện các chế tài quản lý công tác an toàn.
47