Page 180 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 180
pháp thí nghiệm hoặc kiểm tra xác định đường cáp không còn điện. Biện
pháp này phải được đưa vào PCT để yêu cầu Người cho phép thực hiện.
2. Nếu công việc trên đường cáp điện cao áp cần phải mở tiếp địa cố
định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải được thông báo trước và cho
phép thực hiện.
3. Mọi công việc thực hiện đối với đường cáp điện cũ đã không
còn được sử dụng hoặc bị loại bỏ vẫn phải được thông báo cho Đơn
vị QLVH.
4. Biện pháp được phê duyệt để xác định đúng đường cáp điện lực bao
gồm nhưng không hạn chế các biện pháp sau:
a) Dựa trên bản đồ định tuyến đường cáp do Đơn vị QLVH cập nhật và
phê duyệt hoặc dựa trên nhãn định tuyến gắn trên đường cáp.
b) Theo dõi đường cáp bằng mắt trên toàn bộ chiều dài từ một điểm
cách ly mà có thể được chứng minh là không có điện đến điểm mà công
việc sẽ được thực hiện.
c) Sử dụng thiết bị phân biệt đường cáp điện lực (phát và thu tín hiệu
tại hai đầu).
d) Sử dụng thiết bị định vị điểm sự cố từ đó xác định được địa điểm
nơi công việc sẽ được thực hiện.
đ) Thí nghiệm tại điểm sự cố của đường cáp điện lực bị hư hỏng theo
phương pháp đã được phê duyệt.
5. Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí
khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với
kết quả giống nhau. Sau khi đã xác định đúng đường cáp điện lực cần công
tác, đường cáp này phải được cách ly, nối đất, thực hiện các biện pháp an
toàn theo quy định trước khi công tác.
Điều 129. Khoảng cách khi đào đất đối với đường cáp ngầm
1. Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc phải cách
đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương
pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
2. Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử
đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân
viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng
xẻng để tiếp tục đào.
180