Page 178 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 178
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35 4,0
Đến 220 6,0
500 8,0
Nếu dây chằng có nguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện với
khoảng cách nhỏ hơn quy định trên (do dây bị đứt, móng néo bị bật,…) thì
phải dùng dây chằng ngược để kéo lại.
4. Khi nâng, hạ cột phải nối đất các phần sau:
a) Thân của tời nâng cột, hãm cột.
b) Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.
c) Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh
làm nghiêng hoặc đổ cột.
d) Khi dựng, hạ cột gần với ĐDK cao áp có điện, phải áp dụng các biện
pháp phù hợp để không để xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn
theo cấp điện áp của ĐDK.
MỤC 9. LÀM VIỆC TRÊN ĐDK HẠ ÁP
Điều 125. Làm việc trên ĐDK hạ áp đang có điện
1. Làm việc với điện hạ áp đang có điện, chân phải đi giày, tay phải đeo
găng cách điện hạ áp, quần áo bảo hộ phải khô ráo.
2. Nếu trên cột có nhiều ĐDK điện áp khác nhau thì phải có biển báo
chỉ rõ điện áp từng ĐDK. Khi tiến hành công việc, Người cấp phiếu/lệnh
phải xác định rõ ĐDK sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào để làm
đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi thực hiện việc cho phép làm việc.
3. Làm việc trên ĐDK hạ áp có điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có
điện hạ áp phải thực hiện những quy định sau đây:
a) Người làm việc tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn, thiết bị mang điện hạ
áp phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn;
đi giày hoặc ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
b) Người làm việc gần phần có điện hạ áp phải dùng các tấm cách điện
để che, chắn.
4. Việc thay chì trên cột phải có 02 người và chỉ được tiến hành lúc trời
khô ráo, không có giông, gió to, sấm sét. Mưa nhỏ hạt có thể cho phép trèo
lên thay chì trên cột nhưng phải có đầy đủ dụng cụ an toàn như: kìm cách
điện, găng tay cách điện, tấm cách điện để che chắn không chạm vào dây
điện. Quần áo người công nhân phải khô ráo, cột có chỗ đứng chắc chắn.
178