Page 177 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 177
8. Trong quá trình lấy độ võng, cấm tiếp xúc với dây dẫn. Người chỉ
huy trực tiếp phải có biện pháp đề phòng Nhân viên đơn vị công tác và
người ngoài chạm phải dây dẫn. Khi đánh dấu dây dẫn phải dùng găng tay
cách điện hoặc dùng chổi sơn cán gỗ.
9. Dây dẫn thả xuống đất để bắt khoá kéo dây phải được nối đất ngay
tại chỗ bắt khoá. Dây nối đất phải có 02 nhánh đấu với cọc nối đất chung
và nối với dây dẫn ở cả hai bên chỗ bắt khoá. Khi đấu dây nối đất phải
dùng dụng cụ cách điện. Khi bắt khoá kéo dây phải đứng trên tấm cách
điện như ván, gỗ khô. Dây dẫn phải cách ly với khoá kéo dây qua chuỗi sứ
cách điện có ít nhất 02 bát.
10. Việc chuyển dây dẫn từ ròng rọc sang khoá đỡ và việc nối đầu dây
dẫn ở dây lèo cột néo hoặc cột đảo pha có thể tiến hành trên xe nâng, xe
thang hoặc khi thả dây xuống đất. Nếu thả dây xuống đất thì vẫn phải nối
đất dây dẫn mới được làm việc.
11. Trước khi nối các đầu dây dẫn ở các dây lèo của cột đảo pha, phải
nối đất cả 03 dây dẫn về hai phía cột bằng 06 dây nối đất (mỗi đầu dây dẫn
phải đấu một đầu dây nối đất). Cả 06 dây nối đất này đều phải đấu vào một
cọc nối đất chung. Chỉ được nối các đầu dây lèo ở cột néo và chỗ đảo pha
sau khi đã kết thúc mọi công việc lắp đặt và bàn giao xong ở các khoảng
cột liền kề bên cạnh.
Điều 124. Dựng, hạ cột
1. Cấm đặt các phương tiện trục kéo ngay phía dưới dây dẫn của ĐDK
cao áp đang vận hành.
2. Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt
không thể văng về phía ĐDK cao áp đang vận hành. Khoảng cách nhỏ
nhất cho phép từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện như sau:
Cấp điện áp (kV) Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 220 6,0
500 8,0
3. Chỉ được dùng dây thừng làm dây chằng néo về phía ĐDK đang vận
hành. Nếu muốn đảm bảo an toàn cơ học thì chỉ lúc nâng cột mới được
dùng dây cáp thép. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ dây chằng đến dây
dẫn có điện như sau:
177