Page 184 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 184
PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp
xoay chiều trên 42 V là nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và
đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút
đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội
cứu sống chỉ còn 25%.
Thời gian (phút) 1 2 3 4 5
Tỉ lệ % nạn nhân được cứu sống 98 90 70 50 25
Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm:
1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Nếu thấy có người bị tai nạn điện giật thì phải tìm mọi cách để tách
nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện
giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:
1. Trường hợp cắt được mạch điện
Cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện,
cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm,…
Khi cắt điện phải chú ý:
a) Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải
chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
b) Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người
đó rơi xuống.
2. Trường hợp không cắt được mạch điện
Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào
mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như sau:
a) Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc
tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách
điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các
phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân
để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô,… để nắm
vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán
184