Page 186 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 186

chóng vận chuyển nạn nhân tới vị trí thuận lợi để có thể tiến hành hồi sinh
           tổng hợp ngay (nếu nạn nhân còn ở trên cao, dưới nước…) và kêu gọi sự
           hỗ trợ của người khác.
               Bước 3 (C) – Circulation (Khôi phục hệ tuần hoàn): ưu tiên ngay việc
           ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần, tần số ấn tim từ 100 đến 120 lần/phút và
           ấn sâu từ 5 đến 6 cm. Việc ấn tim cần phải được thực hiện ngay, kể cả khi
           nạn nhân còn đang ở vị trí chưa được thuận lợi (trên xe gầu…) nhưng có
           thể tiến hành ấn tim được.
               Bước 4 (A) – Airway (Khôi phục hệ hô hấp): kiểm soát và làm thông
           đường thở. Để cổ ngửa ra sau và đầu nghiêng về một bên. Dùng một hoặc
           2 ngón tay để móc đờm rãi hoặc các dị vật làm cản trở đường thở của nạn
           nhân….
               Bước 5 (B) – Breathing (Hô hấp nhân tạo): sau khi thực hiện bước 4
           (A); người cấp cứu tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp miệng -
           miệng (là tốt nhất). Hô hấp nhân tạo 2 lần liên tục, mỗi lần hô hấp quá 01
           giây đến 1,5 giây. Mỗi lần hô hấp nhân tạo lượng khí thổi vào miệng nạn
           nhân từ 0,8 đến 1,2 lít.
               Chú ý trong thực hành cấp cứu nạn nhân:
               - Đối với một người cấp cứu nạn nhân cần tuân thủ các bước DRCAB
           (trước đây là DRABC). Sau đó duy trì bước C rồi B theo nhịp 30/2 (30 lần
           ấn tim thì hô hấp nhân tạo 2 lần).
               - Trong trường hợp có 02 người cấp cứu; sau khi tiến hành các bước
           DR thì một người tiến hành ấn tim ngay 30 lần, người thứ 2 tiến hành
           bước 4 rồi 5. Sau đó duy trì: một người tiến hành C, người còn lại tiến
           hành B theo nhịp 30/2.
               - Trong việc cấp cứu hồi sinh yêu cầu tranh thủ từng giây, rất khẩn
           trương và tránh gián đoạn giữa các lần ấn tim hoặc hô hấp nhân tạo hoặc
           giữa ấn tim và hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp chưa có điều kiện thuận
           lợi để ấn tim (nạn nhân đang còn ở trên cao, dưới nước…) thì có thể vỗ
           vào vùng tim của nạn nhân 3 đến 5 cái nhằm kích thích tim đập trở lại.
           Mọi trường hợp cần phải nhanh chóng và phải ưu tiên cho việc ấn tim
           ngoài lồng ngực ngay.
               - Nhanh chóng gọi sự hỗ trợ của các cơ quan y tế (Trung tâm cấp cứu
           115, cơ sở y tế địa phương gần nhất, y tế cơ quan….).
               - Kiên trì cấp cứu nạn nhân và không được vận chuyển khi nạn nhân
           chưa tự thở được hoặc chưa có ý kiến của nhân viên y tế.



           186
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191