Page 187 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 187
PHỤ LỤC 3. BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐIỆN
1. Phân loại biển báo ATĐ
a) Biển báo ATĐ được chia thành biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ
dẫn, cụ thể theo Bảng sau:
TT Loại và nội dung biển Hình vẽ Quy cách biển
1 Biển cấm
a Cấm trèo! Điện cao áp nguy Hình 1 , 1 b
a
hiểm chết người
b Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm Hình 2 Viền và hình tia chớp màu đỏ
chết người tươi, nền màu trắng, chữ màu đen
c Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm Hình 3
chết người
d Cấm đóng điện! Có người đang Hình 4 Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng,
làm việc chữ màu đen
2 Biển cảnh báo
a Dừng lại! Có điện nguy hiểm Hình 5 Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng,
chết người chữ màu đen.
b Cáp điện lực Hình 6 Viền, chữ và mũi tên màu xanh
tím hoặc đen chìm 1÷2 mm; nền
màu trắng.
c Nguy hiểm có điện Hình 7 Viền và hình tia chớp màu đỏ
tươi, nền màu trắng, chữ màu
đen.
d Chú ý! Phía trên có điện Hình 8 Viền và hình tia chớp màu đỏ
tươi, nền màu trắng, chữ màu
đen.
e Cờ báo hiệu màu đỏ Hình 9 Màu đỏ, kích thước 400x600 mm
f Cờ báo hiệu màu vàng Hình 10 Màu vàng, kích thước 400x600
mm
3 Biển chỉ dẫn
a Làm việc tại đây Hình 11 Nền phía ngoài màu xanh lá cây,
nền phía trong màu trắng, chữ
màu đen.
b Vào hướng này Hình 12
c Đã nối đất Hình 13 Viền và chữ màu đen, nền vàng.
b) Ngoài những biển báo ATĐ quy định, đơn vị có thể xây dựng biển
báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.
2. Đặt biển báo ATĐ
2.1. Đối với ĐDK, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY
HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của ĐDK ở độ cao từ 2,0 m đến
2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
187