Sách đa phương tiện
Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc Ra-glai hay còn gọi là Radlai, Ranglai, Rôglai, bao gồm các nhóm địa phương: Rai, Hoang, Rang Giai, La-oang. Tiếng nói của người Ra-glai thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian, ngữ hệ Nam Đảo.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Ra-glai ở Việt Nam có 146.613 người.

Người Ra-glai có một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc, giàu bản sắc dân tộc.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc Mường tên tự gọi là Mol (hoặc Mon, Moan, Mual). Dân tộc Mường sinh sống tập trung tại Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đồng bào Mường có 1.452.095 người. Người Mường bao gồm các nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi. Họ có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, ngữ hệ Nam Á.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Lào là một trong những dân tộc xuất hiện lâu đời ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam, gồm hai nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào cạn) và Lào Nọi (Lào nhỏ). Họ có tiếng nói riêng thuộc nhóm Ka Đai, ngữ hệ Thái-Ka Đai.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019, đồng bào Lào có 17.532 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Người Lào hiện nay còn lưu giữ được nhiều loại hình văn hoá vật thể và phi vật thể như: kiến trúc, trang phục, ẩm thực, phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội… rất phong phú và độc đáo.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Kháng (hay Háng) có 16.180 người.

Dân tộc Kháng có nhiều nhóm địa phương. Những nhóm tự gọi là Người Kháng (Mơ Kháng) gồm có: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa. Một số nhóm khác tự gọi là Người Háng (Ma Háng, Bủ Háng) gồm có: Ma Háng Béng, Bủ Háng Cọi… Riêng nhóm ở Mường Tè (Lai Châu) tự gọi là Brển.

Tiếng nói của người Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, ngữ hệ Nam Á.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Người La Ha hay còn gọi là: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa. Dân tộc La Ha bao gồm các nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha củng). Họ có tiếng nói riêng thuộc nhóm Kađai, ngữ hệ Thái - Ka Đai.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đồng bào La Ha có 10.157 người.
Người La Ha sống theo từng bản, làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Người La Ha hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá về phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội rất phong phú và độc đáo.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc Xinh-mun còn gọi là Puộc, là dân tộc thiểu số xuất hiện từ lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Xinh-mun ở Việt Nam có khoảng 29.503 người. Họ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (ngữ hệ Nam Á). Dựa theo địa bàn cư trú, dân tộc Xinh-mun phân ra hai nhóm: Xinh-mun Dạ (Puộc Dạ) và Xinh-mun Nghẹt (Puộc Ngẹt). Người Xinh-mun trước kia sống du canh, du cư, sinh sống chủ yếu ở vùng lưng chừng núi dọc biên giới Việt - Lào, nay cư trú theo từng bản.

Bản của người Xinh-mun được dựng xen kẽ với bản của người Thái, từ đó có nhiều nét tương đồng trong lối sống, ngôn ngữ và phong tục tập quán. Về tập quán lao động, người Xinh-mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Xã hội người Xinh-mun là xã hội phụ hệ, các con theo họ cha. Họ phổ biến của người Xinh-mun là họ Lò và họ Vi. Trong nhà, người Xinh-mun thờ cúng tổ tiên hai đời: ông bà và bố mẹ. Bên cạnh đó các hình thức sinh hoạt văn hoá của người Xinh-mun còn bao gồm nhiều phong tục tập quán trong việc cưới xin, xây dựng nhà cửa, sinh đẻ, ma chay.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc Si La còn có tên gọi khác là Cú Dề Xừ hay Kha Pẻ. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Si La là một trong 5 dân tộc ít người nhất của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với dân số 909 người.

Người Si La hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa về phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội độc đáo.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Người Phù Lá hay còn gọi khác là: Xá Phó, Cần Thin, là một dân tộc xuất hiện khá sớm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Dân tộc Phù Lá gồm các nhóm: Phù Lá Hoa (Bồ Khô Pạ); Phù Lá Đen (Mu Di Pạ); Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán và Xá Phó (Lao Va Xơ). Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Phù Lá ở Việt Nam có 12.471 người, cư trú tập trung ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang.

Dân tộc Phù Lá luôn ý thức bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa độc đáo, đặc biệt là các lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh tín ngưỡng tâm linh và thể hiện nét đặc trưng của dân tộc.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Người Khơ-mú là những cư dân cư trú lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Họ còn có các tên gọi khác như Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh, Tày Hạy, Mảng Cẩu, Khá Lậu, Klẩu. Tiếng nói của người Khơ-mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Khơ-mú có 90.612 người. Họ cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái.
Mặc dù đời sống của người Khơ-mú ngày nay đã có nhiều đổi thay nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được trân trọng và gìn giữ.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc Cống còn có tên gọi khác là Xắm Khống, Phuy A. Họ có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đồng bào Cống ở Việt Nam có 2.729 người, cư trú chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc.
Đến nay, người Cống vẫn gìn giữ, bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc như các lễ nghi trong cưới hỏi, thờ cúng… hay lễ tết, điệu dân ca Con gà gáy le te mang hơi thở của núi rừng Tây Bắc.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Thái có 1.820.950 người, đứng thứ ba về dân số tại Việt Nam, sau người Kinh và người Tày.

Người Thái bao gồm hai nhóm lớn là: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Đón hayTáy Khao). Họ có ngôn ngữ và chữ viết riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, ngữ hệ Thái – Kađai.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, người Thái đã tạo dựng cho mình những bản sắc văn hoá riêng của tộc người, góp phần làm nên một nền văn hoá đa sắc màu cho dân tộc Việt Nam.

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Dân tộc La Hủ trước kia có nhiều tên gọi khác nhau như Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Kha Quy (Xá Quỷ), "Xá" pươi (người "Xá" ở trần), Khù Sung... La Hủ là tên tự gọi, hiện nay trở thành tên chính thức. Người La Hủ bao gồm các nhóm địa phương La Hủ Sư  gọi là La Hủ Vàng chiếm đa số thành phần cư dân của tộc người, La Hủ Na gọi là La Hủ Đen và La Hủ Phung gọi là La Hủ Trắng có dân số ít hơn cả.
Tiếng nói của người La Hủ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc La Hủ ở Việt Nam có 12.113 người.
Người La Hủ hiện nay còn lưu truyền được nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, độc đáo.