Popular
- NXB Thông tin và Truyền thông
- p
- hoàng
- câu chuyện
- Khoa
- ">
- chuyển đổi số
- V
- 978-604-80
- như
Nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo; các quan điểm, đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nhận thức đúng đắn của xxa hội về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 219/QĐ-Ttg ngày 21 tháng 02 năm 2019 phê duyệt đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo Thực hiện quyết định số 219/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ, Ban tôn giáo chính phủ đã được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng "Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo"
Dân tộc Ba-na hay còn gọi là Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông… bao gồm các nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đồng bào Ba-na có 286.910 người, là dân tộc có số dân đông nhất trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme ở Tây Nguyên.
Dân tộc Ba-na là một trong số ít dân tộc còn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Người Brâu hay Brao, là một trong những tộc người có số dân ít nhất trong các dân tộc thiểu số Việt nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Brâu có 525 người. Họ cư trú tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó họ sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum (chiếm khoảng 95,5%)[1]. Người Brâu sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, ngữ hệ Nam Á, gần với tiếng Xơ Đăng, Rơ Măm. Tiếng Brâu chủ yếu chỉ được đồng bào sử dụng trong giao tiếp nội bộ giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Brâu. Người Brâu chưa có chữ viết riêng. Làng của người Brâu được xây dựng trên bãi đất bằng. Hoạt động sản xuất chính của người Brâu chủ yếu là dựa vào nông nghiệp.
---
[1] Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2015), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr. 448
Người Gia-rai sống ở vùng bắc Tây Nguyên. Gia-rai là tên đồng bào tự gọi, cùng với các tên khác là Giơ-rai, Chơ-ray, Mthur, Tơ buăn. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Gia-rai có 513.930 người. Họ cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía bắc tỉnh Ðắk Lắk. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polinesia, ngữ hệ Nam Á.
Người Gia-rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy, lúa tẻ là cây lương thực chính. Ðàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ; đàn bà giỏi dệt khố, váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình.
Làng (plơi) vừa là đơn vị cư trú vừa cấu kết thành tổ chức xã hội, có một hội đồng gồm những ông già chủ trì chung (phun pơ but). Cộng đồng vẫn theo gia đình mẫu hệ, có quan niệm vạn vật hữu linh. Họ thờ cúng thần linh (yang). Người Gia-rai có đời sống tinh thần phong phú, nổi bật nhất là sử thi, điệu xoang và nhạc cụ.
Dân tộc Chu-ru còn có tên gọi khác: Cađo, Kơđu, P’nông Chàm..., cư trú tập trung chủ yếu ở miền núi các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận. Về cơ bản, người Chu-ru cũng là một cộng đồng ngôn ngữ-văn hóa thống nhất, chưa hình thành các nhóm địa phương. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynésien, ngữ hệ Nam đảo.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Chu-ru ở Việt Nam có 23.242 người.
Người Chu-ru có đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần phong phú, được lưu giữ, bảo tồn đến tận ngày nay.
Dân tộc Mạ hay còn gọi là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ, bao gồm các nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Xốp. Tiếng nói của người Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Mạ ở Việt Nam có 50.322 người, thường sống thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai.
Người Mạ hiện nay còn lưu truyền được nhiều giá trị văn hóa về phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội rất phong phú và độc đáo.
Dân tộc Mnông là một trong số những lớp cư dân lâu đời ở nước ta. Sự cư trú phân tán và việc giao lưu giữa các vùng đất trong quá trình lịch sử đã phân chia cư dân Mnông ra làm nhiều nhóm địa phương như: Mnông Gar, Mnông Nong, Mnông Kuênh, Mnông Pré, Mnông Prâng, Mnông Rlâm, Mnông Bu-đâng, Mnông Chil, Mnông Bu Nor, Mnông Đíp, Mnông Biat…
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Mnông có 127.334 người, tiếng nói thuộc hệ ngôn ngữ Môn - Khơ-me, ngữ hệ Nam Á.
Địa bàn cư trú của đồng bào là khu vực Tây - Nam Tây Nguyên, bao gồm những phần đất thuộc miền Tây - Nam tỉnh Đắk Lắk, Tây - Nam Lâm Đồng và Bắc Bình Phước. Ở Việt Nam, người Mnông sống tập trung đông nhất vẫn là ở các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk và Đắc Nông.
Dân tộc Cơ-ho bao gồm các nhóm địa phương: Cơ-ho Xrê, Cơ-ho Nôp, Cơ-ho Cơ-don, Cơ-ho Chil, Cơ-ho Lat. Tiếng nói của người Cơ-ho thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Cơ-ho ở Việt Nam có 200.800 người.
Người Cơ-ho hiện nay còn lưu truyền được nhiều giá trị văn hóa về phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội rất phong phú và độc đáo.
Người Ê-đê (còn gọi là Êa Đê, Rha Đê, Rơ Đê) sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk. Ngoài ra còn có một số nhóm người Ê-đê định cư ở vùng núi tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Nông, Gia Lai. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Ê-đê có 398.671 người. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo. Người Ê-đê phân ra nhiều nhóm như: Kpă, Adham, Krung, M’Dhur, Drao, Blô, Bih…
Là cư dân có mặt lâu đời ở Tây Nguyên, đồng bào Ê-đê có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, đặc sắc. Đây là cư dân còn bảo lưu tập tục mẫu hệ điển hình ở nước ta. Dấu vết về nguồn gốc của dân tộc Ê-đê được phản ánh nhiều qua các bộ sử thi, những công trình kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, văn hoá dân gian.
Người Ê-đê theo tín ngưỡng đa thần. Họ canh tác chủ yếu trên nương rẫy.
Dân tộc Gié Triêng ở Việt Nam có các nhóm: Gié, Triêng, Ve, Noong. Ngoài ra, người Gié Triêng còn được các dân tộc khác ở bắc Kon Tum gọi là Brok, Xóp, Giang Rẫy, Cà Tang, Dgien, Tareh, Trieng, Tà riêng, Ve, Ba noong… Họ sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum, còn có một bộ phận rất ít sống ở tỉnh Gia Lai.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Gié Triêng có 63.322 người, có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, ngữ hệ Nam Á, cùng hệ ngôn ngữ của người Ba-na, Xơ-đăng, Brâu, Rơ-măm.
Rơ-măm là một tộc người có nhiều thế hệ gắn bó với dải rừng ven sông Sa Thầy thuộc vùng đất Kon Tum của nước ta. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đồng bào Rơ-măm có 639 người, là một trong những tộc người có số dân ít nhất trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Họ cư trú tập trung ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tiếng nói của người Rơ-măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á.
Làng người Rơ-măm được gọi là đề, dựng chủ yếu dọc theo bờ sông Sa Thầy, mỗi làng có độ chục ngôi nhà, kể cả nhà Rông. Mỗi làng có đất sản xuất và đất rừng chung của cả làng.
Đồng bào Rơ-măm có một đời sống tinh thần, tâm linh đa dạng với các phong tục tập quán, tín ngưỡng mang đậm dấu ấn núi rừng. Họ có vốn văn nghệ dân gian độc đáo với các làn điệu dân ca, những bài hát giao duyên, những câu chuyện kể của người già.
Dân tộc Xơ-đăng hay còn gọi là Xê-đăng, Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila, bao gồm những nhóm địa phương như: Xơ-teng, Tơ-đrá, Mơ-nâm, Ca-dong, Ha-lăng, Tà-trĩ, Châu. Tiếng nói của người Xơ-đăng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me, ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Xơ-đăng ở Việt Nam có 212.277 người, là một trong sáu dân tộc có số dân đông nhất khu vực Tây Nguyên.
Người Xơ-đăng hiện nay còn lưu giữ được nhiều loại hình di sản văn hóa phong phú và độc đáo.