Page 231 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 231
lao động, tổ chức kiểm tra và giám sát thực hiện các biện pháp an toàn đó
trong đơn vị mình, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những
biện pháp an toàn mà mình đã đề ra.
11. Người làm công tác an toàn các cấp có nhiệm vụ tham mưu cho
lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát và trực tiếp kiểm tra định kỳ,
đột xuất việc tuân thủ Quy trình này, bao gồm việc thực hiện các biện
pháp an toàn đã đề ra trong quá trình thực hiện công tác của đơn vị mình.
Trong trường hợp phát hiện có vi phạm thì được quyền lập biên bản vi
phạm, nếu xét thấy vi phạm này có thể dẫn đến tai nạn hoặc hư hỏng thiết
bị thì có quyền đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an
toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
12. Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình vận hành thiết bị trong đó
có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm
thiết bị.
13. Đơn vị cơ sở phải ban hành Danh sách công việc được đánh giá rủi
ro tại từng vị trí, phạm vi công việc theo Quy định công tác an toàn trong
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
CHƯƠNG II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
Mục 1. Quy định thực hiện công tác
Điều 4. Trình tự, thủ tục thực hiện công tác
Trình tự, thủ tục thực hiện công tác quy định theo thứ tự như sau:
1. Đăng ký công tác:
Đơn vị công tác đăng ký các công việc cần thực hiện với Đơn vị quản
lý vận hành, quy định như sau:
a) Người đăng ký:
- Người đăng ký công tác là người thuộc Đơn vị công tác, nắm vững
về công việc chuẩn bị thực hiện, điều kiện đảm bảo an toàn cho Nhân viên
công tác thực hiện công việc.
- Đối với công tác có kế hoạch: Người đăng ký là Giám đốc/Phó Giám
đốc, Trưởng/Phó đơn vị, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa
hoặc người được giao nhiệm vụ.
- Đối với công tác ngoài kế hoạch: Người đăng ký là Trưởng/Phó đơn
vị, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa hoặc người được giao
nhiệm vụ.
231