Page 228 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 228
7. EVN là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
8. Hệ thống là tập hợp, liên kết các trang thiết bị chính và các trang
thiết bị phụ trợ để thực hiện một nhiệm vụ/mục đích.
9. Không gian hạn chế là những nơi con người có thể thực hiện công
việc nhưng bị giới hạn bởi một hoặc nhiều yếu tố sau:
a) Hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc;
b) Thiếu hoặc thừa ô xy trong không khí;
c) Có sự xuất hiện của khí độc, khí hoặc chất gây cháy;
d) Hạn chế lối thoát (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).
10. Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính
từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện
công việc.
11. LCT là lệnh công tác.
12. Mối nguy (yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại) là một nguồn gốc, một
tình huống hoặc một hành động có khả năng gây ra tổn hại (tổn thương
hay tác hại sức khoẻ) đối với con người, làm hư hỏng tài sản hoặc hủy hoại
môi trường.
13. Người cảnh giới (CG) là người được chỉ định và thực hiện việc theo
dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
14. Người chỉ huy trực tiếp (CHTT) là người có trách nhiệm phân công
công việc, chỉ huy và giám sát Nhân viên công tác trong suốt quá trình
thực hiện công việc.
15. Người cho phép là người thực hiện thủ tục cho phép Đơn vị công
tác vào làm việc khi hiện trường công tác đã đủ điều kiện đảm bảo
an toàn.
16. Người giám sát an toàn (GSAT) là người có kiến thức về an toàn,
được giao nhiệm vụ hỗ trợ Người chỉ huy trực tiếp giám an toàn Đơn vị
công tác trong thời gian công tác.
17. Người lãnh đạo công việc (LĐCV) là người được giao nhiệm vụ
phối hợp an toàn giữa các Đơn vị công tác khi thực hiện công việc cùng
thời gian.
18. Người tham gia thực hiện công tác bao gồm: Người chỉ huy trực tiếp,
Nhân viên công tác, Người lãnh đạo công việc, Người cảnh giới, Người
giám sát an toàn.
19. Nhân viên công tác là người trực tiếp thực hiện công việc do Người
chỉ huy trực tiếp phân công.
228