Page 229 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 229
20. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá
trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế
độ ca, kíp, bao gồm:
a) Điều độ viên tại các cấp điều độ;
b) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc
trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện;
c) Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện hoặc trung tâm điều
khiển nhóm trạm điện;
d) Nhân viên trực thao tác lưu động; Trực ban/Nhân viên/Công nhân
vận hành, thao tác lưới điện.
21. Nhận diện mối nguy là một quá trình chủ động nhằm nhận ra sự
tồn tại và tiềm ẩn của một hoặc nhiều mối nguy và xác định những đặc
tính của nó.
22. PCT là phiếu công tác.
23. PTT là phiếu thao tác.
24. Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là những dụng cụ, phương
tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi
làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các
yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải
pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
chưa thể loại trừ hết.
25. Rủi ro là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm
hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong tương lai hay là sự kết
hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này. Mức
độ rủi ro, bao gồm các cấp sau:
a) Cấp 1 là cấp có mức độ rủi ro thấp.
b) Cấp 2 là cấp có mức độ rủi ro trung bình.
c) Cấp 3 là cấp có mức độ rủi ro cao.
d) Cấp 4 là cấp có mức độ rủi ro cực cao.
26. Những từ ngữ không được giải thích trong Quy trình này được
hiểu theo các quy định hiện hành của pháp luật, các quy chế quản lý nội
bộ của EVN có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc chung về an toàn
1. Mọi công việc đều phải được đánh giá rủi ro ATVSLĐ cho chính
công việc đó và đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
229