Page 295 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 295
ngoài bảo đảm không còn khả năng tạo hỗn hợp cháy nổ, khi đó mới được
tiến hành.
15. Khi xảy ra cháy nổ, mọi người có mặt đều phải dùng PTBVCN
tham gia chữa cháy và cứu người bị nạn. Người gọi điện thoại báo công
an phòng cháy, chữa cháy hoặc y tế cấp cứu phải chỉ dẫn địa chỉ rõ ràng và
phải được trực đón dẫn đường nhanh nhất.
Mục 6. An toàn khi làm việc với hệ thống áp lực
Điều 46. An toàn khi làm việc ở hệ thống khí nén
1. Khi làm việc trên hệ thống khí nén, yêu cầu:
a) Người làm việc phải thực hiện đầy đủ các trang bị PTBVCN phù hợp
theo quy định và có sức khỏe tốt;
b) Chỉ vào làm việc trong bình chứa khí khi đã biết chắc chắn
không còn khí độc và đã thông gió cục bộ. Xác định hàm lượng khí
độc (nếu có) bằng dụng cụ đo hoặc biện pháp phù hợp khác (như thông
thổi khí độc);
c) Làm việc trên máy nén khí phải có biện pháp phòng ngừa nguy cơ
bỏng do nhiệt;
d) Cấm xiết bu lông hoặc gõ hoặc hàn, treo vật nặng lên các thiết bị
đang mang áp lực.
2. Mọi công việc sửa chữa, bảo dưỡng trên hệ thống khí nén chỉ được
tiến hành khi cô lập hệ thống/ thiết bị, xả áp lực.
3. Trước khi mở các thiết bị (van, mặt bích đường ống...) phải kiểm tra
xác định thiết bị không còn áp lực.
4. Đối với động cơ điện của máy nén khí phải được cắt nguồn, tiếp đất
các đầu dây đến động cơ trước khi thực hiện công việc.
5. Khi cần thực hiện hàn ở bình chịu áp lực, phải:
a) Xả hết áp lực trong bình;
b) Thổi hết khí độc trong bình;
c) Kiểm tra xác định khí trong bình không gây cháy, nổ mới cho
phép hàn;
d) Khi hàn, cắt phải mở nắp để trống và có biện pháp ngăn ngừa nổ.
6. Khi làm việc trong bình chứa phải có chế độ giải lao phù hợp. Thường
cứ làm việc 2 giờ ít nhất phải có một lần giải lao ngoài bình. Chế độ giải lao
do Người CHTT quy định theo tình hình thực tế.
295