Page 300 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 300
3. Thợ lặn trước khi xuống nước chỉ được phép làm nhiệm vụ được
giao, cấm tự động làm việc khác.
4. Trong trường hợp cứu người hoặc sự cố cho phép thợ lặn làm việc
không có tài liệu hướng dẫn nhưng phải có cán bộ chuyên môn hoặc Nhân
viên vận hành nắm chắc tình hình hướng dẫn.
5. Cấm thợ lặn lặn qua mặt cửa nhận nước hoặc qua các cửa hạ lưu khi
các tổ máy đang làm việc.
6. Cấm thợ lặn làm việc dưới các cửa có thiết bị gàu ngoạm rác đang
làm việc.
7. Cấm thợ lặn làm việc dưới vùng các cần trục, tàu bè đang di chuyển
hoặc cẩu kéo vật nặng.
8. Biện pháp an toàn cụ thể do Đơn vị công tác lập và được Lãnh đạo
đơn vị nơi công tác phê duyệt.
9. Thợ lặn di chuyển dưới nước phải theo đường đã quy định, cấm tự
do đi ra đường khác, trừ trường hợp sự cố hoặc cấp cứu và được Người
CHTT đồng ý.
Điều 52. An toàn khi làm việc liên quan đến nước
1. Đơn vị cơ sở căn cứ vào mọi nguy cơ liên quan đến kênh nước, bể
chứa nước, hồ chứa nước, cảng nước,… xây dựng những quy trình làm
việc bảo đảm an toàn lao động. Đồng thời tổ chức phổ biến kiến thức an
toàn khi làm việc trên nước phù hợp với tình tình thực tế tại đơn vị, tổ
chức kiểm tra đôn đốc để mọi người trong đơn vị thực hiện đúng các quy
trình, quy định.
2. Không được giao cho Người tham gia thực hiện công tác làm những
việc nguy hiểm trên nước nếu chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn
và chưa được huấn luyện ATVSLĐ về làm việc trên nước.
3. Phải trang bị đầy đủ PTBVCN đầy đủ và kịp thời cho Người làm việc
như thuyền mảng, dây, phao bơi,… và các thiết bị này phải định kỳ kiểm
tra để đảm bảo chất lượng tốt.
4. Người làm việc trên nước phải được huấn luyện và có chứng nhận
về bơi lội.
5. Những người mắc các bệnh mãn tính như: Thần kinh, động kinh,
tim mạch và bệnh về huyết áp không được làm việc trên sông nước.
6. Trước khi bước vào mùa mưa lũ, phải căn cứ vào điều kiện làm việc
của đơn vị, lập kế hoạch chu đáo đề phòng tai nạn chết đuối, chuẩn bị đủ
300