Page 266 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 266
được sử dụng. Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải được lập
biên bản và hủy bỏ.
5. Đơn vị công tác có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn
thì Đơn vị công tác phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Mục 4. An toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
Điều 27. Quy định an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
1. Tuân thủ quy định an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 34:2018/BLĐTBXH) của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội.
2. Công việc tiến hành trong không gian hạn chế như bình, bồn, bể kín,
bể ngầm, hầm sâu, buồng xoắn, bao hơi, máy nghiền than, bình ngưng,
bình gia nhiệt, bình khử khí, lò hơi, lọc bụi, khử SOx/NOx phải theo PCT.
3. Nhận diện mối nguy trong không gian hạn chế:
Ngoài những mối nguy từ cơ, điện (va đập, vật rơi, ngã cao, sạt lở, ngập
nước, điện giật), khi làm việc trong không gian hạn chế có thể có mối
nguy sau:
a) Thiếu ôxy;
b) Xuất hiện khí độc, hóa chất độc hại;
c) Nguy cơ cháy nổ;
d) Khói bụi;
đ) Thiếu ánh sáng;
e) Tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép;
g) Bị chặn mất lối thoát.
4. Các biện pháp an toàn cần tiến hành trước khi làm việc trong không
gian hạn chế:
a) Thực hiện các biện pháp cách ly hay cô lập không gian hạn chế nhằm
ngăn chặn các tác động từ phía ngoài như áp suất, nhiệt độ hay các nguồn
năng lượng khác.
b) Tiến hành đo khí: Việc đo khí phải được tiến hành bởi người được
đào tạo, luôn ưu tiên dùng các biện pháp đo từ bên ngoài.
c) Đánh giá rủi ro: Nhận diện mối nguy và biện pháp phòng ngừa
cho các bước tiến hành khi làm việc trong không gian hạn chế phải có
trong PCT.
266