Page 262 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 262
3. Điều kiện sức khỏe:
a) Người làm việc trên cao phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ
quan y tế có thẩm quyền, tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động
làm việc trên cao thuộc Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam và các quy
định sửa đổi bổ sung thay thế sau này.
b) Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có
cồn không được phép làm việc trên cao.
c) Người CHTT phải đánh giá sơ bộ tình trạng sức khoẻ của người
chuẩn bị làm việc trên cao, nếu bình thường mới được phép làm việc.
d) Người làm việc trên cao nếu thấy sức khỏe không thể tiếp tục công
việc thì phải báo cho Người CHTT biết. Trường hợp người làm việc trên
cao không tự xuống được thì Người CHTT phải có phương án trợ giúp.
4. Không làm việc trên cao ngoài trời như làm việc trên giàn giáo cao,
ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên
trong điều kiện thời tiết sau:
a) Giông bão có gió từ cấp 5 trở lên hay trời mưa to tạo thành dòng
hoặc có giông sét.
b) Trời nắng nóng với nhiệt độ trên 38 C và không được trang bị
O
phương tiện che nắng, làm mát.
c) Trời tối không đủ ánh sáng.
5. Các hành vi bị cấm khi làm việc trên cao:
a) Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
b) Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách
tung, ném.
c) Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu nặng. Mang vác dụng cụ,
vật liệu nặng lên cao cùng với người.
d) Đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng, làm những việc ngoài
nhiệm vụ được phân công.
đ) Sử dụng điện thoại di động trong quá trình lên hoặc xuống.
e) Leo trèo, đi lại tùy tiện (như trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các
kết cấu lắp ghép khác, leo trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo,
đu bám vào dây treo để lên và xuống…).
6. Các chỉ dẫn bắt buộc:
a) Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào vị
trí cố định, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống phía dưới (mặt đất,
mặt bằng, sàn thao tác).
262