Page 270 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 270
công việc sửa chữa cơ cấu quay cánh hướng. Phải hạ cửa van cửa nhận
nước (hoặc đóng, cô lập van chính và chốt vành điều chỉnh cánh hướng)
khi tiến hành các công việc sửa chữa secvomotor và các đường dầu hệ
thống dầu điều khiển tuabin.
5. Khi tuabin đang làm việc hoặc dừng dự phòng, cấm đứng lên các cơ
cấu quay cánh hướng như: vành điều chỉnh, tay giằng, thanh truyền hoặc
chui qua tay giằng điều chỉnh cánh hướng.
Điều 30. An toàn làm việc trong các ổ và rotor tổ máy
1. Yêu cầu khi công tác trong các ổ, rotor tổ máy:
a) Người làm việc phải thực hiện đầy đủ các trang bị PTBVCN theo
quy định và có sức khỏe tốt;
b) Đèn thắp sáng làm việc có điện áp đến 36V và phải lấy từ máy biến
điện áp cách ly;
c) Thực hiện các biện pháp chống trơn trượt khi công tác;
d) Tổ máy dừng, thực hiện biện pháp chống quay, đã cô lập về điện máy
phát từ mọi phía;
đ) Nhiệt độ tại vị trí làm việc không quá 32 C, nếu không giảm được
O
nhiệt độ phải có biện pháp thông gió cục bộ;
e) Các cửa để ra vào làm việc phải đặt rào chắn và treo biển cảnh báo
theo quy định.
2. Khi công tác trong buồng máy phát các dụng cụ đồ nghề, vật tư thay
thế phục vụ sửa chữa, vật liệu dễ cháy như xăng, dầu, cồn mang vào/ ra
phải được kiểm soát và ghi vào sổ theo dõi.
3. Khi có thí nghiệm rotor, stator máy phát phải tuân thủ quy định về
an toàn điện.
4. Khi quay rotor tổ máy bằng cẩu/pa lăng phải dừng mọi công việc
trên các ổ, bánh xe công tác và rút đội công tác ra ngoài, bôi trơn các ổ.
Nếu tổ máy dừng lâu phải thực hiện kích nâng tổ máy trước khi quay theo
quy định của nhà chế tạo.
5. Phải che chắn các thiết bị xung quanh khi hàn cắt bằng vật liệu
chống cháy. Khi tiến hành hàn điện phải đảm bảo sao cho dòng điện hàn
không đi qua séc măng các ổ. Các biện pháp chống cháy nổ phải được ghi
đầy đủ vào PCT.