Page 245 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 245
b) Cảnh báo kịp thời cho cộng đồng phòng tránh nguy hiểm xảy ra
trong quá trình thực hiện công việc.
8. Trách nhiệm của Người GSAT:
a) Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn tại nơi làm việc
để giám sát an toàn Đơn vị công tác trong thời gian thực hiện công việc
được phân công giám sát an toàn.
b) Cảnh báo kịp thời cho Nhân viên công tác phòng tránh nguy hiểm
xảy ra trong quá trình thực hiện công việc được phân công giám sát an toàn.
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG NGỪA TAI NẠN
Mục 1. Biện pháp kỹ thuật về an toàn trước khi thực hiện công tác
Điều 16. Trang bị bảo hộ lao động
1. Người lao động phải được trang bị PTBVCN phù hợp với công việc
được giao. Các PTBVCN phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước, đảm bảo hiệu quả
ngăn ngừa tai nạn, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác
hại khác.
2. Các phương tiện, dụng cụ an toàn chuyên dùng phải được kiểm tra
để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra
theo quy định của nhà chế tạo và ghi nhận theo dõi.
3. Các trang bị về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
để loại trừ hoặc hạn chế tối đa tai nạn phải được vận hành, sửa chữa, bảo
dưỡng định kỳ theo quy định của nhà chế tạo. Cấm thực hiện công việc
khi các trang bị này bị hư hỏng và không đảm bảo điều kiện an toàn.
Điều 17. Biển báo, rào chắn, các tín hiệu khác
1. Tại khu vực nguy hiểm, phải bố trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín
hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm. Tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được
đặt ở lối vào.
2. Tại khu vực công tác, phải đặt các tín hiệu cảnh báo, đặt rào chắn
nếu thấy cần thiết quanh vùng làm việc trước khi thực hiện công việc để
đảm bảo an toàn cho Nhân viên công tác và cộng đồng. Các biện pháp
thích hợp như là đặt hàng rào bảo vệ phải được thực hiện để ngăn ngừa
người không có phận sự đi vào nơi làm việc. Biển báo nguy hiểm phải
được đặt tại nơi dễ quan sát.
245