Page 286 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 286
5. Khi tăng nhiệt độ đối với các chất dễ cháy, cần phải dùng phương
pháp cách lửa hay cách thủy. Khi tăng nhiệt độ không nên tăng quá nhanh
(tốc độ tăng khoảng 7-8 độ C/phút), phải khuấy đều và để cách xa ngọn lửa.
6. Khi pha dung môi vào một chất lỏng cần phải đảm bảo:
- Không để gần bếp lửa.
- Nhiệt độ chất lỏng cần đun phải thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi.
7. Khi thiết bị thí nghiệm đang được cấp nguồn để thực hiện quá trình
thí nghiệm, không được thao tác trên thiết bị khi tay bị ướt và dùng vải ướt
để lau chùi thiết bị.
8. Tất cả các loại hoá chất sử dụng cho việc thí nghiệm phải có nhãn
hiệu ghi rõ: tên hoá chất, nồng độ, ngày, tháng pha chế, người pha chế.
Đối với những hoá chất mất nhãn hoặc không rõ tính chất thì không được
tuỳ tiện pha lẫn hay thí nghiệm. Nghiêm cấm dùng miệng nếm thử hay
dùng tay sờ, trước khi sử dụng phải tiến hành kiểm tra, xác định xem đó
là hoá chất gì và thực hiện dán nhãn hiệu cho hoá chất đó. Trong trường
hợp không xác định được hoá chất đã bị mất nhãn, tuyệt đối không được
sử dụng.
9. Khi bị a-xít bắn lên người phải nhanh chóng và bình tĩnh thực hiện
các bước sau:
a) Dùng vải khô hay bông chùi sạch a-xít;
b) Dùng nước hoặc dung dịch NaHCO3 2% rửa chỗ vết thương;
c) Sau khi rửa xong lấy chất vadơlin bôi vào chỗ vết thương và băng
bó lại;
d) Nếu vết thương bị nặng, phải chuyển người bị nạn đến bệnh viện
để cứu chữa.
10. Khi bị kiềm bắn vào người thì phải phải nhanh chóng và bình tĩnh
thực hiện các bước sau:
a) Dùng vải khô hay bông chùi sạch những vị trí trên người bị kiềm
dính vào;
b) Dùng nước rửa sạch chỗ vết thương, dùng dung dịch a-xít boric
loãng 2% (hoặc dung dịch a-xít axetic 2%) để trung hoà kiềm bắn
vào da;
c) Sau khi rửa xong, lấy vadơlin bôi vào chỗ vết thương và băng bó lại;
d) Nếu vết thương bị nặng, phải chuyển người bị nạn đến bệnh viện
để cứu chữa.
286