Page 280 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 280

g) Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn vật liệu hóa chất MSDS
           (Material Safety Data Sheet) trước khi sử dụng bất cứ vật liệu hóa chất
           nào để  chắc chắn có được sự hiểu biết  về các nguy  cơ và biện pháp
           phòng ngừa.
               h) Đảm bảo mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa
           trong thùng thích hợp. Cấm sử dụng bất kỳ hóa chất không được chứa
           đựng hay dán nhãn thích hợp. Báo cáo ngay với người quản lý về các thùng
           chứa bị hỏng hay nhãn trên thùng không đọc được.
               i) Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với bất kỳ hóa
           chất nào, hãy rửa với xà phòng và nước. Lau chùi bề mặt nơi làm việc ít
           nhất một lần trong ca làm việc để nguy cơ ô nhiễm được giảm thiểu.
               k) Sử dụng vật liệu đúng mục đích.
               l) Không được ăn uống khi đang làm việc với hóa chất. Nếu tay bị dính
           hóa chất không nên sử dụng mỹ phẩm hay rờ tay vào mặt.
               m) Trong hoặc gần khu vực sử dụng hóa chất phải bố trí bồn rửa, vòi
           nước theo quy định để sơ cứu nhanh nếu bị hóa chất văng bắn vào cơ
           thể người.
               4. Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất dễ
           cháy nổ:
               a) Phải có đầy đủ PTBVCN, phải hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản
           cho công nhân. PTBVCN như quần áo, găng tay, ủng, kính, mặt nạ phòng
           độc phải phù hợp với tính chất công việc, mức độ độc hại của hoá chất.
           Cấm sử dụng PTBVCN đã bị hư hỏng.
               b) Tất cả các đơn vị cơ sở sản xuất hoặc sử dụng hóa chất cháy nổ
           đều phải thực hiện các quy trình sản xuất đảm bảo hỗn hợp, khí, hơi bụi
           của các hoá chất này với không khí luôn ngoài vùng giới hạn nổ theo
           quy định.
               c) Tất cả các đơn vị cơ sở sản xuất sử dụng các hoá chất dễ cháy nổ phải
           đăng ký với Sở Công Thương. Phải có kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố
           hóa chất, trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ.
               d) Nơi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có lối thoát nạn,
           phải có các buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất
           chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa nhỏ
           nhất là 1,5 giờ.
               đ) Các cơ sở sản xuất hoặc sử dụng hóa chất dễ cháy nổ đều phải được
           trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tương ứng. Đối với các chất



           280
   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285