Page 154 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 154
2. Cấm sử dụng dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho công
việc sửa chữa có điện quá thời hạn kiểm tra, đã hết hạn sử dụng hoặc có
dấu hiệu bất thường.
Điều 82. Vận chuyển các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động
Các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được cất vào
bao gói chuyên dụng để tránh làm hỏng, biến dạng, dính dầu, bụi bẩn, ẩm
trong quá trình vận chuyển.
CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
KHI LÀM CÔNG VIỆC CỤ THỂ
MỤC 1. LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG CAO
Điều 83. Biện pháp an toàn phòng tránh nguy hiểm điện từ trường
1. Khi thực hiện các công việc trong trạm hay trên ĐDK điện cao áp
phải có biện pháp phòng tránh ảnh hưởng nguy hiểm điện, từ trường:
a) Do phóng điện từ các bộ phận mang điện.
b) Do ảnh hưởng của điện trường.
c) Do ảnh hưởng của cảm ứng điện từ, cảm ứng tĩnh điện.
d) Do ảnh hưởng của điện thế chạm, điện áp bước trên nối đất khi có
ngắn mạch.
2. Phải đo cường độ điện trường ở những chỗ có người đến làm việc
(quản lý, vận hành, kiểm tra, sửa chữa, chỉnh định, thử nghiệm, làm vệ
sinh,… ), phải lập biên bản đo, kiểm tra và chấp hành quy định thời gian
đo theo Tiêu chuẩn ngành “Mức cho phép của cường độ điện trường và
quy định việc kiểm tra ở chỗ làm việc”.
Điều 84. Thời gian làm việc
1. Khi người lao động không sử dụng thiết bị phòng tránh tác động
của điện trường làm việc trong trạm hay trên ĐDK điện áp từ 220 kV trở
lên, thời gian làm việc tại nơi có điện trường trong một ngày đêm không
được vượt quá quy định theo Bảng 1, Phụ lục 6. Không được phép làm
việc ở những nơi có cường độ điện trường lớn hơn 25 kV/m nếu không có
phương tiện bảo vệ.
154