Page 142 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 142
2. Trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc: chịu trách nhiệm phối
hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị
công tác thực hiện theo các PCT khác nhau cần có sự phối hợp để đảm
bảo an toàn.
Điều 58. Người cảnh giới
1. Trường hợp cần có Người cảnh giới:
a) Công việc thực hiện có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng.
b) Biển báo, rào chắn, căng dây hoặc các biện pháp khác chưa đủ đảm
bảo an toàn cho cộng đồng.
c) Người chỉ huy trực tiếp không đủ khả năng kiêm nhiệm vai trò
Người cảnh giới.
2. Đơn vị công tác và Đơn vị QLVH phải thống nhất cử Người cảnh
giới nếu xuất hiện trường hợp cần có.
3. Trách nhiệm của Người cảnh giới
a) Cùng với Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận và phải luôn có mặt tại
vị trí cần cảnh giới để bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
b) Phối hợp với Người chỉ huy trực tiếp để thực hiện công việc bảo
đảm an toàn cho cộng đồng.
Điều 59. Người ra lệnh
1. Người ra lệnh phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy
điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý, biết được nội dung công việc, điều
kiện đảm bảo ATĐ khi tiến hành công việc. Có bậc 4 ATĐ trở lên, bao
gồm: Trưởng/Phó đơn vị/tổ/đội, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận
hành, Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp
hoặc người được giao nhiệm vụ.
2. Trách nhiệm của Người ra lệnh
a) Khi ra LCT phải ghi đầy đủ các nội dung của LCT, trực tiếp ký và
giao LCT cho Người chỉ huy trực tiếp (hoặc Người thi hành lệnh); tiếp
nhận lại LCT giấy, kiểm tra, ký sau khi hoàn thành công việc.
b) Trường hợp ra lệnh bằng lời nói, trước khi ra LCT, Người ra lệnh
phải ghi vào sổ LCT những nội dung sau: Người ra lệnh, họ tên của Người
chỉ huy trực tiếp (hoặc Người thi hành lệnh), Người giám sát ATĐ (nếu
có), nhân viên của Đơn vị công tác, địa điểm làm việc, nội dung công tác,
điều kiện tiến hành công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc,
142