Page 133 - Hướng dẫn thực hiện an toàn lao động tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
P. 133
rủi ro. Nhận diện mối nguy và các biện pháp an toàn phải được đưa vào
PCT/LCT.
4. Trường hợp nếu công việc có liên quan đến ĐD, thiết bị điện của từ
02 Đơn vị QLVH trở lên thì khi khảo sát lập biên bản hiện trường, Đơn
vị công tác và các Đơn vị QLVH phải thống nhất, làm rõ trách nhiệm của
từng bên.
5. Mẫu Biên bản khảo sát hiện trường quy định tại Mẫu 1, Phụ lục 9
của Quy trình này.
Điều 45. Lập biện pháp an toàn trong phương án thi công
1. Những công việc phải lập biện pháp ATĐ trong phương án thi công
là những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại
Điều 43 Quy trình này.
2. Trách nhiệm lập biện pháp ATĐ trong phương án thi công: Cấp có
thẩm quyền của Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với
Đơn vị QLVH trong việc lập biện pháp ATĐ trong phương án thi công.
3. Các nội dung chính của biện pháp ATĐ trong phương án thi công
bao gồm (không hạn chế) các nội dung sau:
a) Tên công việc.
b) Phạm vi được phép làm việc.
c) Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng
tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho
cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì
các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
d) Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
đ) Trách nhiệm của Đơn vị QLVH, Đơn vị công tác để thực hiện công
việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
4. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp ATĐ trong phương án
thi công:
a) Biện pháp ATĐ trong phương án thi công phải được Cấp có thẩm
quyền của Đơn vị QLVH phê duyệt trước khi thi công.
b) Sửa đổi, bổ sung biện pháp ATĐ trong phương án thi công (nhưng
không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo
đến các đơn vị liên quan.
5. Mẫu Phương án thi công tham khảo mẫu Phương án/Biện pháp thi
công được ban hành theo văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. Cho
133